Sự che khuất bởi Mặt Trăng Che khuất thiên thể

Sự che khuất một ngôi sao bởi Mặt Trăng.

Thuật ngữ che khuất được sử dụng thường xuyên nhất để mô tả những sự kiện Mặt Trăng đi qua phía trước những ngôi sao trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo của mình quanh Trái Đất. Mặt Trăng với vận tốc góc là 0,55 giây cung/giây hay 2,7 µrad/giây, trong khi các ngôi sao hầu hết có đường kính góc vào khoảng 0,057 giây cung hoặc 0,28 µrad, một ngôi sao bị che khuất bởi Mặt Trăng sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại sau khoảng 0,1 giây tại rìa của Mặt Trăng.

Quỹ đạo của Mặt Trăng gần với đường hoàng đạo, nên bất kỳ ngôi sao nào có hoàng vĩ nhỏ hơn 6,5 độ đều bị che khuất bởi Mặt Trăng. Có ba ngôi sao với độ sáng biểu kiến cấp 1 nằm đủ gần với đường hoàng đạo sẽ bị che khuất bởi Mặt Trăng và bởi các hành tinh, là Regulus, SpicaAntares.[1] Ngôi sao Aldebaran hiện nay chỉ bị che khuất bởi Mặt Trăng bởi vì các hành tinh luôn đi qua sao Aldebaran về hướng bắc. Hiện nay không có sự che khuất đối với sao Pollux nhưng trong tương lai rất xa hoặc trong quá khứ rất lâu có thể xảy ra. Một số thiên thể trên bầu trời như cụm sao Pleiades cũng bị che khuất bởi Mặt Trăng.

Thời gian diễn ra sự che khuất bởi Mặt Trăng được dự báo thường xuyên bởi các nhà thiên văn nghiệp dư. Sự che khuất được tính chính xác đến vài phần mười giây và được đo đạc bằng các phương pháp khoa học khác nhau, kết quả quan sát giúp ích nhiều đặc biệt trong kiến thức về địa hình của Mặt Trăng. Phân tích hiệu ứng quang điện của sự che khuất bởi Mặt Trăng cũng giúp khám phá ra một số ngôi sao thực chất là các hệ sao đôi. Một số ngôi sao đo được đường kính góc bằng việc đo thời gian nó bị che khuất bởi Mặt Trăng, khám phá này giúp ích trong việc xác định nhiệt độ hiệu dụng của ngôi sao đó.

Những nhà thiên văn học vô tuyến thời trước nhận thấy rằng sự che khuất nguồn tín hiệu vô tuyến bởi Mặt Trăng có giá trị để xác định vị trí của nguồn tín hiệu đó, bởi vì bước sóng dài của sóng vô tuyến bị hạn chế khi quan sát trực tiếp. Điều này rất quan trọng trong việc xác định rõ nguồn phát sóng vô tuyến 3C 273 và thực hiện các quan sát quang học sau đó vào quasar nằm ở vị trí này.[2]

Nhiều lần trong một năm, một người quan sát bất kỳ trên Trái Đất đều có thể nhìn thấy được Mặt Trăng che khuất các hành tinh.[3] Các hành tinh không giống những ngôi sao, kích thước góc của chúng rất quan trọng, sự che khuất các hành tinh bởi Mặt Trăng sẽ tạo ra một vùng hẹp khi quan sát từ Trái Đất, các nhà quan sát trong vùng hẹp đó sẽ quan sát được đĩa hành tinh bị che khuất một phần dần dần khi Mặt Trăng đi qua. Hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra đối với Mặt Trời, và lúc đó chúng ta có hiện tượng nhật thực.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Che khuất thiên thể http://www.go.ednet.ns.ca/~larry/planets/occltlst.... http://www.asteroidoccultation.com/ http://lunar-occultations.com/iota/iotandx.htm http://www.lunar-occultations.com/iota/iotandx.htm http://www.lunar-occultations.com/iota/occult4.htm http://www.mikebrownsplanets.com/2010/11/shadowy-h... http://www.popastro.com/occultation/asteroidalpred... http://www.popastro.com/occultation/index.php http://www.space.com/scienceastronomy/060814_tno_f... http://starrymirror.com/planetaryoccultations.htm